Chuyện các xưởng sản xuất đồ gỗ tại Từ Sơn - Bắc Ninh

Hiện nay thị xã Từ Sơn có 30 làng nghề, trong đó 15 làng nghề với vô vàn xuong san xuat do go mỹ nghệ. Sau một thời gian sản xuất bị “trầm lắng” do ảnh hưởng chung của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, các làng nghề ở thị xã Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh đã nhanh chóng phục hồi, đi vào sản xuất ổn định.

Ông Ngô Xuân Tạo, Chủ tịch phường Đồng Kỵ cho biết: “Đồng Kỵ là một trong những địa phương có nghề sản xuất gỗ mỹ nghệ lâu đời và nổi tiếng không chỉ riêng ở thị xã Từ Sơn. Những năm trước, đặc biệt là năm 2007, xưởng sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ của phường đã đem lại sự phồn thịnh cho nhiều gia đình. Sang năm 2008, giá gỗ giảm mạnh, sản phẩm làm ra khó tiêu thụ… khiến không ít doanh nghiệp và hộ sản xuất của làng nghề rơi vào tình trạng khó khăn. Nhiều cơ sở phải ngừng sản xuất, cơ sở nào có tiềm năng lắm thì cũng chỉ duy trì sản xuất cầm chừng.


Từ năm 2009 đến nay làng nghề đã dần phục hồi và phát triển khá mạnh. Nhiều xuong san xuat do go my nghe của các gia đình, hợp tác xã, doanh nghiệp đã hoạt động trở lại…”. Hiện nay, phường có hơn 3.000 hộ (chiếm gần 95% số hộ trong phường) cùng 140 doanh nghiệp và hợp tác xã tham gia sản xuất kinh doanh đồ gỗ mỹ nghệ.

xuong go tai ha noi
Xuong san xuat do go ở Bắc Ninh

Nhiều gia đình, công ty đã mở cửa hàng, đặt văn phòng giao dịch ở khắp các tỉnh thành lớn trong cả nước như Hà Nội, Hải Phòng và một số nước trên thế giới, nhất là ở Trung Quốc, Lào, Campuchia, Thái Lan….

Cùng với đó, doanh thu từ sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp cũng không ngừng lớn mạnh. Nhiều đơn vị có doanh thu hàng chục tỷ đồng/năm, điển hình như các công ty: Thiên Long, Hưng Long, Việt Hà, Đông Hà… góp phần đưa tổng giá tổng giá trị sản xuất từ gỗ mỹ nghệ ở Đồng Kỵ 10 tháng qua ước đạt trên 386 tỷ đồng, tăng 54% so với cùng kỳ năm ngoái.

Hiện làng nghề tạo việc làm cho 6.000 lao động địa phương và hàng chục nghìn lao động từ các tỉnh lân cận như: Bắc Giang, Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Vĩnh Phúc… với mức thu nhập bình quân từ 2-5 triệu đồng/người/tháng.

Cũng như Đồng Kỵ, Phù Khê, Hương Mạc, nghề sản xuất gỗ mỹ nghệ ở Tam Sơn phát triển khá mạnh. Hiện nay, xã có gần 1.400 hộ sản xuất gỗ mỹ nghệ tạo việc làm cho gần 4.570 lao động địa phương và hàng nghìn lao động ở các địa phương lân cận. Nghề gỗ phát triển đã góp phần đưa  giá trị sản xuất TTCN và dịch vụ 10 tháng năm 2010 ước đạt 143 tỷ đồng, tăng 22 tỷ đồng so với cả năm 2009 và bằng 90% kế hoạch năm. Trong đó, nhiều xuong san xuat do go với quy mô lớn cho doanh thu 3-5 tỷ đồng/ năm và tạo việc làm cho 20-30 lao động trong và ngoài địa phương, điển hình như hộ ông Trần Văn Hoạt, Nguyễn Quốc Long ở  thôn Tam Sơn, Vũ Viết Trường và Nguyễn Như Tuyết ở thôn Dương Sơn, Phạm Văn Kết ở thôn Phúc Tinh….

Theo ông Nguyễn Văn Ngân, Phó Chủ tịch UBND xã Tam Sơn: “Trước kia, người dân Tam Sơn chủ yếu đi làm thuê cho các địa phương Đồng Kỵ, Phù Khê, Hương Mạc… Đến năm 2000 một số hộ mạnh dạn đầu tư mở xuong go tai Ha Noi. Đến nay, con số đó tăng lên gần 1.400 hộ ở cả 4/4 thôn trong xã. Nghề gỗ tuy là nghề phụ, nghề “ăn theo” các làng nghề gỗ ở thị xã Từ Sơn nhưng mấy năm gần đây phát triển khá mạnh và dần trở thành nguồn thu nhập chính của nhiều gia đình của Tam Sơn. Cũng chính từ nghề này đã giúp cho hàng trăm hộ dân trong xã thoát nghèo, vươn lên làm giàu... Ông Nguyễn Khắc Lăng, cán bộ phòng Kinh tế thị xã Từ Sơn khẳng định: “Hiện nay, nghề sản xuất gỗ mỹ nghệ ở thị xã Từ Sơn đã phục hồi và phát triển. Chủ yếu là do nền kinh tế thế giới phục hồi, đặc biệt nhờ có chính sách hỗ trợ kịp thời của Nhà nước và thị trường Trung Quốc mở tạo điều kiện để doanh nghiệp và các hộ trong làng nghề khắc phục khó khăn… Sản phẩm các làng nghề xuất khẩu chiếm 70-75%. Các làng nghề gỗ phục hồi và phát triển góp phần đưa giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của thị xã tăng cao. Riêng 10 tháng qua, tổng giá trị sản xuất CN- TTCN ước đạt 3.633 tỷ đồng, tăng 26% so cùng kỳ năm trước, trong đó, đồ gỗ 1.081tỷ đồng, tăng 29%.

Để giúp các làng nghề phát triển theo hướng bền vững, bên cạnh sự quan tâm tạo điều kiện của Nhà nước, cần sự tích cực, chủ động của các doanh nghiệp, hộ cá thể trong việc mạnh dạn, chủ động đổi mới thiết bị công nghệ, kết hợp yếu tố cổ truyền với hiện đại từng bước nâng cao chất lượng, mẫu mã, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm. Ngoài ra, cần coi trọng công tác đào tạo, nâng cao trình độ tay nghề và ý thức cho người lao động. Xây dựng thương hiệu sản phẩm, thương hiệu doanh nghiệp, thương hiệu làng nghề. Duy trì, mở rộng thị trường truyền thống và chủ động tìm kiếm thị trường mới…

0 comments:

Post a Comment