Xưởng sản xuất đồ gỗ - Mua các sản phẩm nội thất đồ gỗ không rõ nguồn gốc xuất sứ, được sản xuất không đảm bảo là mua bệnh vào người.
Ván công nghiệp chất lượng thấp hiện đang được sử dụng trong nhiều sản phẩm văn phòng, gia đình. Một số xưởng sản xuất đồ gỗ dù biết rõ formaldehyde có trong các loại ván này độc hại nhưng vẫn vô tư dùng nó cho sản phẩm của mình.
Mua chiếc tủ đựng giày tại một cửa hàng ở
đường Trường Chinh, P.15, Q.Tân Bình, TP.HCM được năm tháng, chị Phương (Q.Tân
Phú, TP.HCM) phát hiện giày đựng trong tủ bị mốc. Kiểm tra, chị nhận ra ván hai
bên, phía sau và các ngăn kệ chỉ là ván ép từ dăm gỗ chứ không phải gỗ cao su
100% như người bán quảng cáo. Lên mạng tìm hiểu tác hại của nấm mốc, chị giật
mình khi biết, các loại ván công nghiệp (còn gọi là gỗ nhân tạo, ván ép, ván
dăm) luôn có chứa formaldehyde trong keo trộn sản xuất ván. Nhìn lại đồ dùng
trong nhà, chị tính ra đến hơn 50% các sản phẩm làm từ các loại ván công nghiệp
(MFC, MDF, HDF…), trong đó có giường, tủ, kệ đặt trong phòng ngủ của hai vợ
chồng, tủ bếp đựng thức ăn và bàn học, tủ đồ dùng và cả đồ chơi của đứa con
nhỏ…
Các loại ván công nghiệp hiện đang được ưa
chuộng cho các công trình văn phòng, trang trí nhà cửa như vách, bàn tủ, quầy
kệ… do có ưu thế về giá và thuận tiện trong việc tạo mẫu, thi công. Ông Huỳnh Văn Hạnh, Phó chủ tịch Hội Mỹ nghệ và chế biến
gỗ TP.HCM cho biết, để sản xuất một mét khối ván MDF, các xưởng sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ thường
sử dụng khoảng 150kg keo trộn. Tùy từng loại keo và tùy loại ván mà hàm lượng
formaldehyde trong sản phẩm cao hay thấp, nhưng đều vượt xa các ngưỡng đảm bảo
an toàn cho người sử dụng.
TS Phạm Thành Quân, Trưởng khoa Kỹ thuật
hóa học, ĐH Bách khoa TP.HCM cho biết, tất cả các loại ván công nghiệp đều chứa
formaldehyde, do trong quá trình sản xuất phải sử dụng các loại keo như UF, PF…
Các loại keo này tan trong nước, có tác dụng liên kết với cellulose của gỗ tạo
nên độ bền, giữ hình thái, khiến tấm ván rắn chắc. Formaldehyde trong keo có
khả năng phóng thích trong không khí nên có thể gây viêm da, xâm nhập vào đường
hô hấp. Khi vào cơ thể, formaldehyde phản ứng với các amin tạo ra hóa chất độc,
gây viêm da, viêm niêm mạc phổi, làm tổn thương những cơ quan này. Do phân tử
của formaldehyde rất nhỏ nên có thể len lỏi vào da, vào đường máu khiến máu tạo
ra hợp chất độc, tích tụ lâu ngày sẽ gây nguy hại cho tế bào, gây ung thư. Điều
đáng nói là cơ thể người không có cơ chế đào thải formaldehyde.
Theo ông Nguyễn Công Hưng, chủ hệ thống
cửa hàng đồ gỗ Tiến Thành (121 Trường Chinh, P.12, Q.Tân Bình, TP.HCM), 99%
người tiêu dùng không hề biết đến sự độc hại trong sản phẩm gỗ mà chỉ quan tâm
đến giá cả, mẫu mã, độ bền của sản phẩm… Theo ông Hưng, khi mở một ngăn tủ mới,
người sử dụng thường thấy mùi hôi, hắc xộc lên mũi, thậm chí bị ho, chảy nước
mắt, đó chính là do tác động của formaldehyde. Sẽ rất nguy hiểm nếu các sản
phẩm này dùng cho trẻ nhỏ hoặc đặt trong phòng ngủ kín.
Kỹ sư Nguyễn Thanh Anh Tuấn, Giám đốc Công
ty Không Gian Xanh tư vấn: “Chủ nhà không nên chạy theo mẫu mã hay giá rẻ mà
hãy chọn hàng của những doanh nghiệp xuất khẩu, có công bố cụ thể các chỉ tiêu
độc hại hoặc mua tại các cửa hàng có uy tín, nhân viên tư vấn rõ ràng”. Với đồ
dùng cho trẻ em, ông Hạnh lưu ý phụ huynh nên sắm các sản phẩm làm từ gỗ tự
nhiên hoặc ván chất lượng cao của các xuong san xuat do go uy tín.